Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

KINH NGHIÊM CHỮA VIÊM XOANG DÂN GIAN HIỆU QUẢ


Mật ong trị viêm xoang hiệu quả hơn kháng sinh

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Y Nam California cho thấy, mật ong có thể cải thiện bệnh viêm xoang kinh niên, vì nó loại bỏ được các loại vi khuẩn gây bệnh này.
Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm ở Đại học Ottawa và phát hiện ra những "chiến binh tự nhiên" có trong mật ong có thể loại bỏ vi khuẩn gây bệnh xoang. Thậm chí, mật ong trị viêm xoang còn hiệu quả hơn dùng thuốc kháng sinh thông thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Ian Paul giảng giải về kết quả đó: "Vi khuẩn không thể phát triển được trong mật ong. Đó là lý do khiến mật ong trở thành liều thuốc tốt để trị vết thương, hay một số tình trạng vết thương nhiễm khuẩn. Đó cũng chính là nguyên nhân các nhà khoa học nghiên cứu và nhận định được mật ong có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh viêm xoang một cách có hiệu quả".
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
Những "chiến binh tự nhiên" có trong mật ong có thể loại bỏ vi khuẩn gây bệnh xoang. Ảnh minh họa.
Năm ngoái, giáo sư Paul và nhóm nghiên cứu cũng đã hoàn thành một nghiên cứu khác về mật ong, theo đó, chứng tỏ mật ong là liều thuốc hiệu quả trị chứng ho ở trẻ em.
Mật ong là một chất lỏng sệt sệt do ong mật và một số loài ong khác tạo ra từ phấn hoa, gồm 13%-20% nước, 75-80% carbohydrate (glucoza, fructoza, and sucroza), các loại vitamin cũng như những chất vô trùng. Chính vì vậy, mật ong thường được dùng như một loại dược phẩm cổ truyền.
Trước đây, các nhà khoa học người Canada từ Đại học Ottawa đã nghiên cứu hiệu quả của mật ong trong việc trị chứng sổ mũi, cảm lạnh kinh niên trong mùa lạnh. Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân gây sổ mũi, cảm lạnh là các loại virus và vi khuẩn sinh ra khi trời lạnh. Khi đó, bạn thường dùng kháng sinh điều trị, nếu không bệnh có thể chuyển sang dạng kinh niên và năm nào bạn cũng phải chịu đựng nó. Và, theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu, để trị cảm lạnh, bạn hãy dùng mật ong. Mật ong là phương pháp hữu hiệu thay thế cho kháng sinh trị chứng bệnh kinh niên này

.

CHỮA VIÊM XOANG BẰNG MẬT ONG VÀ THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y để trị bệnh đợt cấp tính, người bị viêm xoang có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị lâu dài, an toàn.
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y để trị bệnh đợt cấp tính, người bị viêm xoang có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị lâu dài, an toàn.
Dưới đây là 8 bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang. Khi áp dụng, bạn nên thận trọng trong việc sơ chế, bảo quản để tránh nhiễm trùng hoặc gây tác dụng phụ.
1. Tân di
- Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín và lấy nước uống.
- Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g sắc lấy nước uống. Bã thuốc lại sắc tiếp, đến khi nước cô lại, thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ rồi đem nhỏ mũi.
- Tân di 9g, hồng đằng 30g sắc uống ấm.
2. Gừng tươi, củ hành khô
Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Bệnh nhân nNhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần.
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html

 
thuốc chữa viêm xoang viêm mũi tốt nhất hiện nay
3. Củ tỏi, mật ong
Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.
ND_anh_5.jpg
Mật ong tốt cho người bệnh viêm xoang - mũi. Ảnh minh họa.
4. Hạt lạc
Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh sẽ đỡ.
5. Vỏ quả vải
Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần, bệnh nhân lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong nhiều ngày, người bệnh sẽ thất tác dụng thông mũi trị viêm xoang.
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
tìm hiểu về viêm xoang viêm mũi 
6. Hoàng bá
Lấy hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 tiếng. Sau đó, bạn lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 - 4 lần.
7. Râu ngô, đương quy vĩ
Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ.
Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín, sau đó, bạn dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày thực hiện 5 -7 lần trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả.
8. Hoa ngũ sắc
Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

THUỐC CHỮA VIÊM XOANG TỪ THIÊN NHIÊN


Hoàng bá
Hoàng bá hay Hoàng nghiệt - Phellodendron amurense Rupr., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày, sần sùi, màu nâu xam xám ở mặt ngoài, màu vàng tươi ở mặt trong. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5-13 lá chét hình trứng thuôn hay hình bầu dục, dài 5-12cm, rộng 3-4,5cm, màu lục sẫm ở mặt trên, màu lục nhạt và có lông mềm ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chuỳ ở đầu cành và ở ngọn thân. Quả hình cầu khi chín màu tím đen, có 2-5 hạt.
Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 9-10.  
Bộ phận dùng: Vỏ thân hoặc vỏ cành - Cortex Phellodendri, thường gọi là Hoàng bá.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Bắc Á Châu, được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ta di thực vào trồng từ cuối những năm 1960 ở Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây ưa khí hậu mát vùng núi cao từ 1300m trở lên. Thường rụng lá về mùa đông. Thu hoạch vỏ thân vào tháng 3-6. Cạo bỏ lớp vỏ bần, phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng, phơi khô, tẩm rượu sao vàng hoặc sao cháy.
Thành phần hóa học: Vỏ thân chứa 1,6% berberin; còn có các alcaloid khác là palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin, phellodendrin, menispermin, candicin. Ngoài ra còn có các chất đắng obakunon, obakulacton, và các chất khác: b-sitosterol và campesterol.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, khí hư, ung nhọt, viêm tấy, chân sưng đau, đau mắt, viêm tai. Còn dùng làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc berberin chiết xuất tinh khiết. Dùng ngoài để rửa mắt, đắp mụn nhọt, vết thương.
Đơn thuốc:
1. Tăng cường tiêu hoá, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g, các vị sắc uống.
2. Trẻ em nhiệt, tả (ỉa toé ra nước hoặc ỉa phân hoa cà, hoa cải, phân dính bột lẫn máu hoặc có sốt, khát) tiểu tiện đỏ, sẻn: Hoàng bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần.
3. Viêm gan cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang).
4. Di tinh, đái đục: Hoàng bá sao 640g, Vỏ hến nung 640g, tán nhỏ mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.
5. Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.
Ghi chú: Ta thường dùng vỏ cây Núc nác với tên Nam Hoàng bá dùng chữa các bệnh dị ứng.

CHỮA VIÊM XOANG NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

Viêm xoang - mũi, trị đúng nguyên nhân mới khỏi bệnh'

Để phòng trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hai phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh và Lê Lương Đống khuyên ngoài điều trị bằng thuốc Đông, Tây y, người bệnh nên kiêng cữ thức ăn gây dị ứng, tránh lạnh ẩm kéo dài...
Gần 4.000 câu hỏi đã được độc giả VnExpress.net gửi đến hai bác sĩ trong buổi tư vấn trực tuyến về viêm xoang, viêm mũi dị ứng sáng 17/11. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên, đúng cách. Phải biết rõ nguyên nhân bệnh mới điều trị được dứt điểm.
- Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Có nên dùng thuốc chống dị ứng khi hắt hơi nhiều hay không. Hiện tại, tôi đang dùng thuốc chống dị ứng hiệu TELFAST 180mg nhưng không biết sau khi sử dụng thuốc có bị phản ứng phụ gì không? (Nguyễn Văn Hưng, 42 tuổi, TP HCM)
- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu phải tránh các nguyên nhân gây ra như: bụi nhà, phấn hoa, lông vũ (các vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim...). Khi dùng thuốc dị ứng, thường được dùng trước khi cơn dị ứng xảy ra. Thuốc Telfast là thuốc chống dị ứng hiệu quả, thường không gây phản ứng phụ, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở trẻ em trên 12 tuổi và không dùng cho phụ nữ có thai.
- Tôi mắc chứng viêm mũi dị ứng đã rất nhiều năm. Quanh năm ngày tháng tôi đều bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi. Vậy tôi xin hỏi có cách nào chữa khỏi được bệnh đó không ạ? (Đỗ Thị Mai, 30 tuổi, HN)
- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Lương Đống: Bệnh viêm xoang là bệnh mạn tính hay gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh này không thể chữa tức thời mà phải điều trị lâu dài. Hai cách chữa là trong đợt cấp tính có thể kết hợp y học hiện đại như dùng kháng sinh, khánh viêm, giảm dị ứng. Sau đợt cấp, chúng ta phải điều trị lâu dài. Tôi có 3 lời khuyên cho người bệnh viêm xoang: điều trị lâu dài, tạo điều kiện môi trường sống tốt tránh lạnh và ẩm kéo dài, ăn uống phòng thức ăn dị ứng gây xuất tiết như của nếp, uống nhiều sữa, rượu bia. Trong giai đoạn điều trị củng cố, chúng ta nên dùng các phương pháp y học cổ truyền.
- Em bị nghẹt mũi cách đây khoảng 8 năm, một năm nay lúc nào cũng nghẹt rất khó thở, hay bị đau đầu vùng sau gáy, đỉnh đầu, trán, má, đau vùng hàm, vùng tai. 3 tháng nay, thị lực giảm và mắt khó chịu khi bị tắc mũi, em không bị chảy nước mũi và không có đờm ở họng. Vậy em bị bệnh gì? Cách chữa trị làm sao? (Nguyễn Thị Thu Hương, 22 tuổi, TP HCM)
- BS Lê Lương Đống: Bạn đã bị viêm xoang mũi dị ứng mạn tính. Với trường hợp này, trong đợt viêm cấp tính, bạn có thể dùng kháng sinh để giảm viêm, giải dị ứng để điều trị, sau đó dùng thuốc y học cổ truyền để củng cố. Đồng thời, bạn nên tạo môi trường sống tốt và có những phương pháp hỗ trợ khác để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tóm lại, bạn nên có kế hoạch điều trị lâu dài để có được kết quả tốt và bền vững.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh.
- Em rất hay bị hắt xì liên tục khi thay đổi thời tiết, đang nắng gắt chuyển sang mưa, hay giao mùa, sáng sớm, ở máy lạnh bước ra ngoài trời nóng... Liền sau đó là nghẹt mũi, chảy mũi và choáng váng, mệt mỏi... Tuy nhiên, nếu nhẹ thì nắng lên, khoảng tầm 8, 9h là hết. Còn nặng thì bị sốt luôn. Xin hỏi bác sĩ em có phải bị viêm mũi dị ứng không, và cách điều trị. (Phan Duy Tuyên, 33 tuổi, HN)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bạn có biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng và kèm theo có viêm xoang. Cách điều trị thì bạn nên đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có một chỉ dẫn cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên giữ ấm khi thay đổi thời tiết.
- Cháu bị viêm mũi dị ứng đã hơn 10 năm rồi, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Ngày nào cũng bị chảy nước mũi, ngạt mũi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, hiện nay đã có phương pháp chữa trị triệt để bệnh này chưa ah? Đặc biệt, với phụ nữ đang mang bầu, cách nào để giảm bớt và thuyên giảm bệnh này. (Thụy Miên, 22 tuổi, HN)
- BS Lê Lương Đống: Đây là bệnh dị ứng thời tiết do lạnh và ẩm. Nếu để tiến triển lâu dài, bệnh trở thành viêm đa xoang mạn tính. Bạn nên dùng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để. Tuy nhiên, ngoài phương pháp chữa trị, môi trường sống, và chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Với phụ nữ đang mang bầu, việc giữ ấm hai bàn chân là điều rất quan trọng. Buổi tối, phụ nữ có bầu nên ngâm chân bằng nước ấm 10-20 phút, sau đó lau khô chân, đi tất để giữ ấm hai bàn chân. Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả điều trị rất cao.
- Con trai tôi năm nay 9 tuổi, cháu bị chảy mũi xanh quanh năm. Tôi đã nạo VA, cho cháu uống các thuốc để điều trị viêm xoang như: thông xoang tán, cota xoang, kể cá kháng sinh... Nhưng cháu vẫn không khỏi. Cháu chỉ chảy mũi chứ không bị viêm tai giữa, không ho. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi có cách nào để chữa cho cháu không? (Le Kim Chung, 10 tuổi, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Con trai chị bị chảy mũi quanh năm có màu xanh, chứng tỏ cháu có nhiễm khuẩn vùng xoang. Chị nên cho cháu đi khám nội soi tai mũi họng để xem mức độ viêm nhiễm và có chỉ dẫn cụ thể, vì điều trị viêm xoang trẻ em đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài (bao gồm: hút rửa xoang, kháng sinh, chống phù nề). Thường quá trình điều trị kéo dài tới hàng tháng. Nếu không khỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
- Xin chào giáo sư, tôi năm nay 51 tuổi bị viêm mũi dị ứng 30 năm, bố tôi bị bệnh hen có lẽ di truyền sang tôi. Ban ngày tôi rất ít khi bị ngạt mũi trừ khi thời tiết quá lạnh và gió, nhưng đêm đến vào khoảng 3h30 sáng là tôi không thể ngủ được vì nhức dọc sống mũi và hắt hơi ngạt mũi. Khi hắt hơi nhiều là chảy nước mắt và nhức đầu ,rất khó chịu. Những lúc như vậy tôi uống PACEMIN sau một lát là hết. Hiện nay con trai tôi 29 tuổi cũng bị di truyền từ tôi. Hai mẹ con tôi rất khổ vì bệnh này. (Nguyenthihien, 51 tuổi, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Trường hợp của bác có biểu hiện rõ của bệnh viêm mũi dị ứng mà nguyên nhân do di truyền. Vì bác thấy rất rõ cả gia đình đều khổ vì căn bệnh này. Để để phòng căn bệnh này và giảm thiểu cái khó chịu khi cơn bệnh xuất hiện, bác uống thuốc như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, bác có thể uống thêm thuốc Đông y.
- Nhức đầu Migranine có phải cũng là triệu chứng của viêm xoang? Các chữa như thế nào? (Huynh Trung Nghi, 20 tuổi, HP)
- BS Lê Lương Đống: Hội chứng Migranine là hội chứng đau nửa đầu, không phải là bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là do co thắt mạch máu một nửa bán cầu đại não. Chứng bệnh này mang yếu tố gia đình, chủ yếu gặp ở nữ giới. Khi căng thẳng hoặc do thay đổi thời tiết xuất hiện cơn đau kèm theo buồn nôn, ù tai, mờ mắt... Tuy nhiên, viêm xoang có thể là yếu tố kích thích xuất hiện cơn đau trong chứng này. Muốn chữa Migranine có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, y học hiện đại hay dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm cựa gà (Ecgotamin) như Tamik có tác dụng giãn mạch, cắt cơn đau. Sau đó, bạn có thể điều trị các thuốc y học cổ truyền cùng những phương pháp tập luyện khác như yoga, dưỡng sinh, châm cứu...
- Tôi năm nay 33 tuổi, đang mang thai được 3 tháng. Năm ngoái tôi đi khám ở Viện Tai mũi họng TW và được bác sĩ chuẩn đoán là bị viêm mũi xoang. Bệnh của tôi thường xuất hiện vào lúc chuyển sang đông hoặc vào mùa đông. Hiện nay tôi đang bị trở lại, mũi đau, có nhiều mủ xanh, ngẹt mũi, tôi đã xịt nước muối biển nhiều lần trong ngày nhưng chưa đỡ, vậy tôi muốn được bác sĩ tư vấn điều trị khi tôi đang mang thai và xịt nước muối bao nhiêu lần trong ngày là đủ ạ. Tôi xin cảm ơn! (Mai Thanh Hồng, 33 tuổi, Từ Liêm - Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Trong trường hợp của bạn có thể xịt nước muối được nhiều lần trong ngày vì nó không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nước mũi có màu xanh, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn cụ thể thuốc nào có thể sử dụng trên phụ nữ mang thai.
- Tôi rất hay bị viêm họng, 2 năm gần đây tôi hay ngậm nước muối loãng thấy đỡ nhiều, nhưng thời gian gần đây tôi lại hay bị lại. Xin hỏi bác sĩ ngậm nước muối loãng có tốt cho họng không, nên phòng chống bệnh này thế nào cho hiệu quả (Nguyễn Văn Cường, 34 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Khi viêm họng, ngậm nước muối là rất tốt, tuy nhiên phải là nước muối 0,9%. Để phòng chống căn bệnh này, bạn cũng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do viêm Amidan, viêm họng hạt, do mủ từ xoang chảy xuống thành họng sau. Bạn phải điều trị đúng nguyên nhân thì mới khỏi được bệnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Lương Đống.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Lương Đống.
- Tôi nghe nói hiện nay có phương pháp chữa viêm mũi, viêm xoang bằng việc bắn chỉ vào một số huyệt ở lưng và gáy, cho kết quả rất tốt. Bác sĩ có thể cho tôi biết về cách chữa này? (Nguyễn Văn Tuấn, 39 tuổi, BN)
- Bác sĩ Lê Lương Đống: Đây là một phương pháp cấy chỉ. Chỉ hay dùng là catgut để cấy vào các huyệt tạo các kích thích và đưa đến những phản ứng cơ thể về thần kinh và thể dịch để chữa bệnh. Phương pháp này hiện này được ứng dụng tại nhiều cơ sở y học cổ truyền. Đây cũng không hẳn là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, nó có tác dụng hỗ trợ hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Bệnh của bạn là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, trường hợp của bạn nên kết hợp các thuốc uống trong, có tác dụng giảm viêm, giải dị ứng, giảm xuất tiết, thay đổi chuyển hóa tăng sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, thông xoang tán cũng là một thuốc thông dụng, có hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi, viêm xoang. Bên cạnh đó, bạn cùng cần lưu ý chế độ ăn uống, môi trường sống và cách tập luyện thể dục.
- Chào bác sĩ, em có con nhỏ 9 tháng tuổi, cháu rất hay bị ngạt mũi, chảy mũi, ho. Hiện tại cháu đang bị ngạt mũi hai tuần nay không bú và không ngủ đc. Cháu không bị ho và không bị sốt. Em có nhỏ thuốc muối sinh lý nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi bác sĩ cách chữa trị và phòng chống bệnh này. Em cảm ơn! (Nguyễn Thị Hoa, 27 tuổi, Hải Phòng)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Cháu của bạn bị ngạt mũi kéo dài đã hai tuần, bạn đã cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chưa? Vì khi cháu nhỏ bị ngạt mũi kéo dài thường do viêm VA (sủi vòm). Khối VA thường to, quá phát, lấp kín cửa mũi sau làm em bé không thở được. Bệnh của bé cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.
- Em bị viêm mũi dị do lệch vách ngăn, đã đi khám và uống thuốc nhiều lần nhưng vẫn không hết hẳn. Cho em hỏi có cách nào điều trị hết hẳn bệnh này không? (Giang, 33 tuổi, HN)
- BS Lê Lương Đống: Với trường hợp của bạn, việc đầu tiên là phải đến các cơ sở điều trị tai - mũi - họng để xem có cần can thiệp vách ngăn hay không. Thường những trường hợp này dễ lạm dụng thuốc kháng sinh. Bệnh này phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bên cạnh việc điều trị bằng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống, môi trường sống, thường xuyên tập thể dục... để có thể hy vọng thay đổi cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Ngoài ra, hàng ngày bạn có thể ngâm chân vào nước muối (có hòa chút muối) trước khi đi ngủ.
- Tôi bị viêm mũi dị ứng đã khá lâu, hễ lạnh là lại bị sổ mũi, hắt hơi. Tôi đã dùng thử thuốc thông xoang tán nhưng không có kết quả. Tôi cũng từng đi khám và chữa bệnh nhiều lần, những lần đó bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại bị lại. Vậy xin bác sĩ có thể giúp tôi điều trị dứt điểm bệnh này được không ạ. Tôi xin chân thành cám ơn. (Thuy, 28 tuổi, Cầu Giấy)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bệnh viêm mũi dị ứng thường dẫn đến viêm xoang, lâu ngày niêm mạc mũi xoang bị quá phát, nếu bệnh tái phát nhiều lần điều trị kháng sinh, Đông y không hiệu quả thường có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang, sau đó, tiếp tục kết hợp điều trị bằng thuốc (Đông, Tây y) sẽ mang lại kết quả. Tuy nhiên, bạn cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
- Cháu muốn hỏi bác sĩ về việc điều trị viêm mũi và viêm xoang, Cháu hay bị nghẹt mũi, đau đầu, có thể dùng máy xông khí dung nước muối và nhỏ muối để hạn chế xoang không ạ, vì cháu rất muốn hạn chế dùng thuốc và kháng sinh? (Hán Thị Thu Phương, 25 tuổi, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Để phòng nghẹt mũi và chống đau đầu, việc sử dụng máy khí dung bằng nước muối và nhỏ nước muối là rất tốt, nhưng phải là nước muối sinh lý. Khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để tránh bụi. Nếu bệnh không tiến triển thì bạn vẫn cần đi khám bệnh để có chỉ định cụ thể.
- Con tôi 6 tuổi cháu hay hắt hơi vào buổi sáng (khoảng 7-8 lần), sau đó là sổ mũi, ngứa mắt và viêm kết mạc. Đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ bảo là không thể trị dứt được phải lớn lên mới hết, nhưng nếu phải dùng thuốc thường xuyên liệu có ảnh hưởng gì cho mắt và mũi của bé không? (Nguyễn Thị Kin Huyên, 33 tuổi, Hà Nội)
- BS Lê Lương Đống: Đây là chứng viêm mũi dị ứng gây ngứa mũi, hắt hơi dài khiến mắt bị đỏ, chảy nước mắt. Khi nói đến dị ứng nghĩa là chứng bệnh thuộc về cơ địa. Do đó, khi muốn thay đổi cơ địa, bạn nên điều trị lâu dài đặc biệt là chế độ ăn (tránh các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng tằm...). Ngoài ra, bạn nên tạo môi trường sống trong lành cho con, chú ý xem bé có bị dị ứng lông vật nuôi trong nhà, các mùi hương, không khí ô nhiễm hay không? Khi cháu lớn nên sử dụng các thuốc giải dị ứng tiêu viêm giải độc theo y học cổ truyền như thông xoang tán ngày 4 viên, chia hai lần. Bạn cùng có thể dùng kết hợp nước muối sinh lý 9 phần nghìn để nhỏ mắt, nhỏ để rửa mũi cho con. Chúc cháu chóng khỏe!
- Tôi bị viêm xoang hàm và trán khoảng 10 năm nay, tôi đã đi khám và điều trị tại viện tai mũi họng cũng đỡ nhưng một thời gian sau tái phát. Sau đó tôi chuyển sang chữa trị bằng thuốc bắc và thuốc nam nhưng cũng chỉ đỡ được một thời gian. Hiện tại, tôi thường xuyên bị đau nhức dữ dội vùng trán và mặt nên không tập trung làm việc được. Vậy rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi chữa trị như thế nào và tôi nên đến đâu. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Thị Thu Hồng, 33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Viêm mũi xoang mãn tính đặc biệt là viêm đa xoang như trường hợp của bạn hay gây đau đầu vì tắc các lỗ thông mũi xoang. Bạn cần được sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ (tư vấn về cách dùng thuốc, được làm thuốc mũi, chụp phim, chỉ định về cách điều trị phẫu thuật). Tôi nghĩ rằng, nếu bạn đau cần đi khám bệnh ngay.
- Tôi bị polyp mũi và veo vách ngăn, thường hay hắt xì và chảy nước mũi nhiều khi nghẹt cả hai mũi không thở được. Điều trị uống thuốc thì đỡ nhưng ngưng thuốc thì bị lại. Vậy xin hỏi tôi có phải làm phẫu thuật để chỉnh vách ngăn hay không? (Lê Duy Thịnh, 30 tuổi, PT)
- BS Lê Lương Đống: Việc có can thiệp phẫu thuật hay không, bạn nên tới các cơ sở tai mũi họng để được khám và tư vấn, có chỉ định chính xác. Tuy nhiên, dù đã phẫu thuật nếu không được điều trị củng cố, bệnh vẫn dễ tái phát. Trường hợp bạn uống thuốc đỡ nhưng ngưng lại bị là do chưa có kế hoạch điều trị tổng thể đối với bệnh này. Theo tôi, dù phải phẫu thuật hay không, bạn vẫn nên dùng thuốc y học cổ truyền để đạt kết quả bền vững, tránh lạm dụng kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp hỗ trợ khác như chế độ ăn uống, tập luyện, tránh bia rượu.
- Môt năm nay chồng tôi bị hắt hơi, ngạt mũi liên tục. Dù đã uống, thay đổi các loại thuốc nhưng chỉ được vài ngày lại bị lại. Không biết chồng tôi bị viêm mũi dị ứng hay bị viêm xoang. Xin bác sĩ cho biết và cách điều trị như thế nào (Hoàng Thơ, 31 tuổi, TP HCM)
- BS Lê Lương Đống: Theo như bạn miêu tả, chồng bạn đã bị viêm mũi dị ứng. Nếu bị viêm xoang thì phải kèm theo một số triệu chứng như nhức đầu, dịch mũi vàng nặng là xanh, ngứa mũi, điếc mũi (không ngửi thấy mùi). Bạn nên đi chụp X-quang đặc biệt là X-quang điện toán cho phép chuẩn đoán chính xác có bị viêm xoang hay không. Đây là bệnh cơ địa dị ứng nhiễm trùng không thể chữa khỏi cấp thời. Do đó, dù thay đổi nhiều loại thuốc nhưng không có kế hoạch điều trị dài, đúng phương pháp, bệnh sẽ dễ tái phát. Trong trường hợp này, bạn nên kết hợp thuốc y học cổ truyền. Bạn nên đến cơ sở điều trị y học cổ truyền có kinh nghiệm để được khám xét và điều trị thích hợp. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể dùng thông xoang tán.
- Tôi có một cháu 11 tháng tuổi, nặng 9,5kg. Cháu đang bị chảy nước mũi và đi nội soi thì bác sĩ bảo bị viêm tai giữa và viêm VA nếu không điều trị kịp thời thì sẽ phải nạo VA. Bác sĩ cho tôi hỏi nạo VA có ảnh hưởng gì không và độ tuổi của cháu như vậy có làm được không? (Lan Hương, 25 tuổi, Hà Giang)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bệnh của cháu là bị viêm VA có biến chứng viêm tai giữa có chỉ định nạo VA. Sau khi nạo VA cháu sẽ hết chảy mũi đỡ viêm tai. Tuy nhiên, chỉ nạo VA khi điều trị nội khoa thất bại (bệnh tái phát liên tục thường xuyên phải dùng kháng sinh mà không khỏi) mới có chỉ định phẫu thuật. Còn ở độ tuổi của cháu có chỉ định phẫu thuật không có ảnh hưởng gì.
- Tôi năm nay 26 tuổi, bị viêm xoang cách đây 2 tháng, đi bênh viện thì bác sĩ bảo bị lệch vách ngăn mũi gây viêm xoang, và phải mổ mới hết. Vậy cho tôi hỏi nếu mổ thì có tái lại không, có cách nào không cần mổ mà vẫn chữa được không. Tôi không bị nhức đầu, chỉ bị nghẹt mũi, hắt hơi và khó chịu, nóng mũi thôi. (Truong Thi Thu Trang, 25 tuổi, HN)
- BS Lê Lương Đống: Trong trường hợp bị lệch vách ngăn, nếu có chỉ định mổ thì đó là một giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, việc phẫu thuật đó không thể giải quyết được viêm xoang, chỉ làm thông mũi, loại một số tổ chức viêm tại chỗ. Viêm xoang là bệnh mang tính toàn thân nên phải điều trị thay đổi cơ địa dị ứng nhiễm trùng, giảm xuất tiết để có kết quả bền vững.
- Tôi thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi, tắt mũi nhiều năm nay. Tôi đã đi khám và được chuẩn đoán lệch vách ngăn. Thời gian gần đây, mỗi lần bị ngạt mũi lại kèm theo đầy hơi chướng bụng và khó thở ở ngực, tôi nghĩ do co thắt phế quản nên dùng thuốc xịt Ventolin và thấy dễ thở ngay. Tôi bị như vậy có phải bệnh của tôi đã biến chứng và dùng thuốc đó lâu dài có sao không ạ. Cám ơn bác sĩ. (Trần Quang Huy, 36 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bệnh của bạn là có biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng và lệch vách ngăn, gần đây, có kèm theo dị ứng đường hô hấp dưới (Co thắt phế quản). Bạn nên đi khám bác sĩ hô hấp để có chỉ định cụ thể, không nên tự ý dùng thuốc vì dùng nhưng thuốc này kéo dài rất nguy hiểm cho đường hô hấp của bạn.
Bác sĩ Ngọc Dinh:
Bác sĩ Ngọc Dinh: "Viêm mũi cần khám bác sĩ để có chỉ định cụ thể, không nên tự ý dùng thuốc nếu kéo dài sẽ nguy hiểm đường hô hấp".
- Thưa bác sĩ, tôi nghe có người mách bảo cây cứt lợn (cây ngũ sắc) chữa được viêm xoang dị ứng, vậy theo bác sĩ có đúng không và sử dụng như thế nào (Phạm Văn Minh, 35 tuổi, TP Yên Bái)
- BS Lê Lương Đống: Cây này có kết quả chữa viêm mũi dị ứng tốt nhờ tinh dầu trong đó vừa có tính chất kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm xuất tiết và đỡ dị ứng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý xông, tránh giã lấy nước nhỏ trực tiếp vì điều này không đảm bảo vệ sinh.
- Con trai tôi thường xuyên bị nghẹt mũi nên khi ngủ rất thích nằm sấp. Vì cơ thể cháu rất nhiều mồ hôi nên mùa này tôi vẫn phải cho cháu nằm điều hoà, hôm nào tắt đi bật quạt là nửa đêm lại phải dậy để thay áo vì áo ướt sũng tôi sợ gió quạt vào viêm phổi. Vậy nằm điều hòa có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cháu không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Khanhnga, 30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Nằm điều hòa là tốt, tuy nhiên trong phòng điều hòa nên có một chậu nước để giữ ẩm trong phòng, nhiệt độ không nên để lạnh quá. Chị nên cho cháu đi khám bệnh để biết nguyên nhân gây ngạt mũi là do đâu để điều trị tận gốc.
- Cháu bị viêm xoang sau. Cháu xin hỏi, viêm xoang sau có điều trị khỏi được không? Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? (Nguyễn Ánh Nhật, 31 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- BS Lê Lương Đống: Bệnh này có thể điều trị khỏi nhưng bạn nên lưu ý nó thuộc diện bệnh cơ địa dị ứng nhiễm trùng xuất tiết. Do đó, bạn phải có phương pháp điều trị lâu dài, thay đổi cơ địa trên đồng thời tạo môi trường sống tốt, chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập phù hợp. Bạn có thể khỏi hoàn toàn. Nếu không được điều trị, bệnh chắc chắn ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài các viêm lan tỏa những tổ chức lân cận như viêm Amydal, viêm họng mạn tính, viêm phổi, viêm phế quản. hen phế quản, rối loạn tiêu hóa kéo dài, bạn còn có thể bị suy thận, nhiễm độc, biến dạng mũi...
- Viêm mũi dị ứng có cách gì phòng bệnh, điều trị hiệu quả? Có thể chữa được bệnh khỏi dứt điểm không ạ?Xin các bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn! (Đinh Tiến Dũng, 51 tuổi, Tổ 3 La Khê, Hà Đông, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả là bệnh nhân không nên tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh (bụi nhà, phấn hoa, lông vũ hoặc đồ ăn gây dị ứng...) kể cả phải chuyển đi nơi khác sống. Việc điều trị hiệu quả cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ tai mũi họng. Phương pháp điều trị dứt điểm là miễn dịch liệu pháp có thể tiến hành tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương. Tuy nhiên, bệnh nhân phải theo đuổi phương pháp này từ 3 đến 5 năm mới có hiệu quả.
- Em bị viêm xoang cách đây 3 năm nhưng không uống thuốc. Như vậy có ảnh hưởng gì không? Hoàng Thị Hằng, 30 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)
- BS Lê Lương Đống: Theo như cách bạn nói, tôi nghĩ bệnh viêm xoang của bạn chưa nặng. Tuy nhiên, đã có bệnh thì nên chữa kịp thời. Các bệnh mãn tính có thể tiến triển âm thầm sau đó biến chứng một lúc nào đó. Bệnh của bạn đang nhẹ thì rất dễ chữa. Bạn nên đi thăm khám để chữa bệnh kịp thời hoặc dùng một số loại thuốc có nguồn gốc thực vật như thông xoang tán
- Tôi muốn hỏi có thuốc gì ( thuốc tây, thuốc bắc..) uống hàng ngày mà có thể phòng bệnh viêm mũi dị ứng được không? Vì cứ khi mùa đông về, lạnh, là tôi lại bị viêm mũi dẫn đến sốt phải uống kháng sinh, trung bình mỗi năm tôi phải uống kháng sinh một lần, vì vậy tôi muốn hỏi phương pháp nào phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng? (Nguyễn Thu Hà, 36 tuổi, Hà Nội)
- BS Lê Lương Đống: Đa số, người ta hay dùng thuốc chống dị ứng tân dược, thậm chí một số người hay lạm dụng kháng sinh. Bạn nên chuyển sang dùng thuốc có nguồn gốc thực vật để có tác dụng bền vững và tránh những tác dụng không mong muốn. Các thuốc đó nên có tính kháng sinh giải dị ứng như kim ngân hoa, liên kiều, thổ phục linh, ké đầu ngựa, phòng phong và những thuốc giảm xuất tiết như tân di, trần bì, bán hạ chế, thuốc tăng sức đề kháng: hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật...
- Xin hỏi tiến sĩ Dinh về cách chữa trị viêm xoang sàng trong điều kiện thời tiết như ở Hà Nội? Cháu 30 tuổi bị viêm xoang này khoảng 10 năm nay và luôn cảm thấy hai bên mũi không thở được nên cảm thấy sức khỏe không được như ý muốn. Cảm ơn tiến sĩ. (Đào Duy Thanh, 30 tuổi, Hàng Điếu, Hà Nội)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bệnh viêm xoang sàng là căn bệnh rất hay tái phát và điều trị khó dứt điểm vì xoang sàng có nhiều xoang nhỏ. Mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh lại tái phát, dịch xuất tiết tăng, chảy xuống họng làm họng đau, ngạt mũi. Nếu bạn đã bị kéo dài 10 năm rồi thì đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Cách chữa trị hiện nay với trường hợp của bạn cần dùng thuốc Đông, Tây y để niêm mạc mũi đỡ phù nề, dịch thoát được ra ngoài. Nếu không có kết quả thì phương pháp cuối cùng là phẫu thuật nội soi mũi xoang.
- Cháu xin chào các bác sĩ. Các bác cho cháu hỏi bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không. Nguy cơ phát triển tăng nặng của bệnh do những nguyên nhân nào? (Đỗ Văn Đức, 29 tuổi, Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội)
- BS Lê Lương Đống: Bệnh này không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, đây là bệnh không chữa trị nhanh chóng được. Về lâu dài, nó có thể tiến triển thành mạn tính. Trong môi trường không tốt, chế độ ăn uống không phù hợp, sức khỏe kém có thể trở thành viêm xoang mạn tính và những biến chứng sau viêm xoang như suy nhược cơ thể... Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, tư vấn, chữa trị kịp thời.
- Giáo sư có thể cho biết phương pháp cơ bản để khắc phục tình trạng dị ứng mũi vào buổi sáng sớm. (Ngọc Diệp, 32 tuổi, Quảng Nam)
- BS Lê Lương Đống: Bạn nên tránh lạnh và ẩm như dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 đến 20 phút. Hàng ngày, bạn lưu ý giữ ấm hai bàn chân, dùng các thuốc giải dị ứng, tăng sức đề kháng có nguồn gốc thực vật để có kết quả bền vững. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành.
- Em nghe có người nói tìm mèo đen lấy đầu ninh cháo ăn sẽ khỏi viêm xoang, xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không ạ? (Phương Lan, 35 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- BS Lê Lương Đống: Đầu mèo đen không phải thuốc chữa viêm xoang. Thay vào đó, nhiều phương pháp có thể chữa bệnh như theo y học hiện đại hoặc y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền, duy trì và củng cố kết quả điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách.
- Tôi luôn bị mỏi vùng gáy và bả vai bên phải, lấy tay ấn vào vùng xoang từ mũi lên trán bên phải và lên nửa đầu bên phải thấy đau và luôn có cảm giác khó chịu, hơi thở có mùi hôi (vệ sinh sạch và không có bệnh gì về răng miệng, dạ dày). Hôi miệng có phải từ viêm xoang? Tôi đã đi khám xoang ở bệnh viện (chụp X-quang xoang) và nội soi xoang mũi. Bác sĩ kết luận tôi chỉ bị viêm xoang mũi nhẹ và mũi phải bị lệch vách ngăn. Nhờ bác sĩ tư vấn? (Thu Chiều, 27 tuổi, 26 Trần Não, quận 2).
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Chứng hôi miệng có thể từ viêm xoang. Tuy nhiên, bạn nên đi chụp thêm phim cắt lớp để có kết quả và sự tư vấn cụ thể. Trước mắt, bạn nên xịt nước biển 4-6 lần trong ngày và dùng thuốc Đông, Tây y.
- Thưa bác sĩ, cháu bị viêm mũi dị ứng, đã uống thuốc điều trị khỏi, ngoài ra còn bị quá phát cuốn mũi 2 bên. Bác sĩ cho cháu hỏi quá phát cuốn mũi có phải phẫu thuật không và nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thị Dung, 30 tuổi, Phú Thọ)
- BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Quá phát cuốn mũi có nhiều mức độ. Mức độ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc co mạch, mức độ vừa có thể điều trị bằng đốt cuốn mũi, mức độ nặng thì cần phẫu thuật. Bạn cần đi khám để có tư vấn cụ thể và nếu có phẫu thuật cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bây giờ tôi phải điều trị như thế nào để khỏi bệnh và có cần kiêng cữ gì không? Bệnh này có chữa khỏi không? (Lê Thị Út Chánh, 30 tuổi, phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM)
- BS Lê Lương Đống: Viêm xoang là bệnh cơ địa dị ứng nhiễm trùng xuất tiết. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì việc kiêng cữ rất quan trọng. Trước tiên, bạn nên tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng tằm và các thức ăn chứa vỏ kitin như châu chấu, dế mèn... Tùy từng cơ địa từng người để tránh các thức ăn dị ứng. Tiếp theo, bạn nên tránh thức ăn gây xuất tiết nhiều như đồ nếp, sữa, hoa quả có tính nóng như mít, dứa, xoài, vải..., đồ ăn có thể gây ngộ độc như sắn, măng tươi. Đặc biệt, bạn cũng nên kiêng đồ uống dễ gây viêm, xuất tiết như rượu bia, nhất là những rượu không được khử metylic, aldehyde tức là rượu tự nấu. Ngoài ra, bạn lưu ý tránh lạnh, ẩm kéo dài, môi trường ô nhiễm. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ thăm khám trực tiếp sẽ tư vấn thêm.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG MẬT ONG HIỆU QUẢ



THUỐC TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ NHẤT
http://www.bacsiviemxoang.com/
NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG BÍ TRUYỀN
1.Mười người chữa chín người khỏi
Trong nhiều lần trò chuyện về các bài thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính tôi được anh bạn ở Khoa tai mũi họng giới thiệu về một thầy lang chuyên trị bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc bí truyền,ông có khả năng chữa khỏi bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng trong vòng 30 – 50 ngày.Người thầy Lang có nhiều kiến thức về đông y  đó chính là Lương Y Nguyễn Văn Tuyến  ở xã Tân Dân – Thị xã Chí Linh – Hải Dương.

Tò mò muốn tìm hiểu về bài thuốc và người thầy thuốc đã giúp cho hàng nghìn người thoát khỏi căn bệnh viêm xoang ,viêm mũi dị ứng tôi quyết định lên đường tìm gặp vị lương y tài ba này.Và cũng nhằm kiểm chứng công hiệu của bài thuốc tôi đưa cô em gái đã bị viêm xoang mãn tính gần mười năm nay đi cùng.
Lần đầu nhìn vào cặp mắt nhân từ của vị lương y tôi thấy những hình dung của mình hoàn toàn đúng.Vẻ chậm rãi của những người làm trong nghề y cho thấy được sự cẩn trọng của họ với mọi loại bệnh tật càng làm tăng thêm niềm tin cho những người như tôi.
Sau một hồi nghe cô em gái tôi kể về quá trình bị bệnh,quá trình đi chữa,những biểu hiện của bệnh hiện tại Lương y kết luận em gái tôi bị viêm xoang trán (Giống với kết luận của bệnh viện Bạch Mai)  điều đó không khỏi làm cho tôi khỏi ngạc nhiên bởi ở bệnh viện với nhiều trang thiết bị hiện đại,các bác sĩ được đào tạo và công tác mấy chục năm trời trong ngành y mới có thể kết luận về bệnh sau cả buổi làm các xét nghiệm.Kết luận ấy khiến tôi càng tò mò về biệt tài của vị Lương y mà người trong vùng hay gọi ông là “thần y” này.
2.Bài thuốc bí truyền
Khám xong Lương y tiến hành bốc thuốc,bài thuốc có thể chia thành ba phần: Thuốc sắc uống;thuốc bột uống;thuốc nhỏ mũi.
Nhận thuốc xong tôi thú thực là mình muốn tìm hiểu sâu về bài thuốc để phổ biến cho nhiều người biết vì là người viết về mảng y tế tôi biết tỉ lệ mắc các bệnh về mũi ở Việt Nam rất cao, thuộc loại cao nhất thế giới.
Vị Lương y chậm rãi kể về con đường binh nghiệp và cơ duyên đến với bài thuốc bí truyền.
Năm 1979  chiến tranh biên giới nổ ra cũng như bao thanh niên khác Ông lên đường tòng quân ở miền núi Đông bắc Lạng Sơn.Sự khốc liệt của chiến tranh cộng với điều kiện sống kham khổ khiến bộ đội ta mắc rất nhiều bệnh mãn tính đặc biệt là bệnh viêm xoang viêm mũi (do thời tiết mùa đông ở vùng cao lạnh thấu xương cộng với việc tiếp xúc với sung đạn thuốc pháo) nhiều người sức khỏe suy sụp không vững vàng chiến đấu.Các bác sĩ quân y điều trị nhiều lần nhưng chỉ đỡ được mấy ngày sau đó tái phát trở lại.Thấy tình cảnh đó vị trưởng bản trên dãy bình độ 400 Lạng sơn mách cho vị chỉ huy biết một bà mế chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng đặc biệt là các bệnh về mũi.bà Mế đó tức tốc được mời đến giúp đơn vị,chỉ huy phân công tôi trực tiếp giúp mế trong việc tìm kiếm thuốc và điều trị cho bộ đội ( do gia đình tôi có nhiều đời làm thuốc đông y nên tôi được giao đảm nhiệm trọng trách này) Mấy ngày đầu tôi và Mế vào rừng tìm thuốc nhưng về sau khi đã thuộc tên các vị thuốc thì chỉ cần tôi và một đồng chí y sĩ quân y đi lấy còn Mế ở nhà bào chế thuốc, hướng dẫn bộ đội cách sắc uống và chữa trị.Kết quả đạt được khiến các Bác sĩ quân y hoàn toàn bất ngờ,Bộ đội ta lần lượt khỏi bệnh và một điều lạ nữa là điều kiện thời tiết và chế độ ăn uống khắc nghiệt như vậy nhưng hầu như không có ai bị tái phát.Cũng từ đó tôi chuyển hẳn sang một nhiệm vụ mới là điều trị cho bộ đội bằng các loại dược liệu quý trên núi rừng đông bắc trùng điệp của tổ quốc.
Chiến tranh kết thúc tôi trở về quê hương tham gia công tác xã hội trở thành Chủ tịch Hội cựu chiến binh và lấy nghề làm thuốc cứu người giúp đời.
Câu chuyện luôn bị ngắt quãng vì có nhiều người đến lấy thuốc trong đó có nhiều người ở tỉnh xa,tôi thắc mắc không biển hiệu quảng cáo sao có nhiều người biết đến nhà thuốc đến vậy Lương y cười nói cứ người này chữa khỏi mách cho người kia nhiều người còn ở tận miền trung miền nam ra,người thì mua thuốc gửi cho người thân ở nước ngoài.
Trở lại với bệnh tình của cô em gái tôi,sau hơn một tháng uống thuốc đều đặn cộng với chế độ kiêng khem mà Lương y căn dặn, triệu chứng bệnh hết hoàn toàn,sức khỏe tiến triển rõ rệt,cẩn thận hơn tôi bảo cô em gái đến bệnh viện bạch mai khám lại thì được các bác sĩ thông báo khỏi bệnh.Nét mặt vui tươi dạng dỡ trông cô em gái tôi như trẻ ra hàng chục tuổi vì thoát được khỏi căn bệnh đã làm cô khổ sở hàng chục năm qua .
                                                                                           Trịnh Lâm – Sức khỏe cộng đồng
                                                                                                             Hà Nội 2007
Độc giả từng gặp những phương thuốc chữa trị bệnh hiệu quả có thể thông tin đến ban biên tập bacsiviemxoang.com. Chúng sẽ tìm hiểu và thông tin rộng rãi tới bạn đọc. Trân trọng cảm ơn quý độc giả.
ĐỌC THÊM
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VIÊM XOANG CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN
Sau khi bài viết được đăng có rất nhiều bạn gọi điện đến Ban biên tập đề nghị cung cấp địa chỉ và số điện thoại để tiện điều trị.Chúng tôi đã liên lạc với anh Trịnh Lâm để hỏi thì được biết bài thuốc được truyền lại cho Lương y Nguyễn  Bằng con trai của Lương y Nguyễn Văn Tuyến, hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Đông y Hà Nội.Được sự đồng ý của Lương y Nguyễn Bằng chúng tôi xin cung cấp số điện thoại của Lương y để quý vị tiện liên lạc: 0932276878 .

GIÚP CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG MẬT ONG

GIÚP CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG MẬT ONG
GIÚP CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG MẬT ONG
Mật ong có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra mật ong trên các chất biofilm có chứa vi khuẩn viêm xoang. Họ phát hiện ra mật ong thực sự tác động đến việc tiêu diệt vi khuẩn này hơn là những loại kháng sinh thường dùng. (Biofilm, điểm tập kết các tế bào vi khuẩn bám dính trên bề mặt hữu sinh và vô sinh, vốn là “địch thủ” của thuốc kháng sinh và giúp vi khuẩn tồn tại lâu dài khi chúng xâm nhiễm mãn tính trong cơ thể người – Theo CareHub)
Ian Paul, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu điều trị bệnh nhi tại bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết: “Vi khuẩn không phát triển tốt lắm khi gặp mật ong. Có luận cứ cho thấy mật ong phát huy tác dụng tích cực đối với các vết thương vì nó “bóp chết” vi khuẩn sinh trưởng trong vết thương.”
Tiến sĩ Paul cùng một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Y khoa bang Pennsylvania đã hoàn tất một nghiên cứu hồi năm ngoái và nhận ra mật ong hiệu quả hơn cả thuốc ho khi muốn làm giảm chứng ho ở trẻ em.
Hai nghiên cứu khác do các chuyên gia Canada tiến hành còn cho thấy loại mật hiệu nghiệm nhất để trị bệnh viêm xoang là mật ong Manuka của New Zealand và mật ong Sidr ở Yemen.
ĐỌC THÊM
NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ MẬT ONG 

MẬT LÀ BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG RẤT TỐT



MẬT LÀ BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG RẤT TỐT
MẬT LÀ BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG RẤT TỐT
Mật ong là mật hoa được ong tinh luyện bằng chính một loại mem của nó nên  nó hơi sền sệt, màu vàng hơi nâu, vị ngọt, mùi thơm và không bao giờ bị mốc hay biến đổi mùi vị.
Mật ong có tính sát khuẩn cao vì hàm lượng kali trong mật ong rất cao còn i-on kali lại ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn rất tốt. Ở Đại học Ottawa các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm và phát hiện ra những chất có trong mật ong có thể loại bỏ các vi khuẩn gây nên bệnh viêm xoang, nó còn hiệu quả hơn là dùng thuốc kháng sinh thông thường.
Giáo sư Lan Paul nói: vi khuẩn không thể phát triển được trong mật ong đó là nguyên nhân khiến cho mật ong trở thành liều thuốc tốt để trị vết thương hay một số tình trạng vết thương nhiễm khuẩn. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận định rằng “ mật ong có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh viêm xoang một cách hiệu quả ”.
ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TÁC DỤNG CỦA MẬT ONG